Chuyển đến nội dung chính

Thiết kế đô thị – Wikipedia tiếng Việt


Thiết kế đô thị (tiếng Anh: urban design) là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về mặt tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình, bố cục không gian, tạo cảnh và trang trí trong không gian đô thị; hình thành và cải thiện môi trường; hoàn thiện thiết bị bên ngoài. Như vậy, bản chất của thiết kế đô thị là thiết kế kiến trúc của không gian đô thị.





  • Sắp xếp hợp lý các chức năng sử dụng trong không gian đô thị[cần dẫn nguồn].

  • Tạo hình thể/hình khối không gian, dáng dấp của công trình bao quanh không gian[cần dẫn nguồn]. Hai vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. Nếu hình khối lõm (theo phương ngang, đứng) thì hình thể không gian bị lồi và ngược lại. Đường nét tạo hình khối cũng chính là đường nét tạo hình thể không gian.

  • Trang trí không gian, bố cục chất liệu, đường nét, màu sắc... trong không gian[cần dẫn nguồn]. Bao gồm trang trí bề mặt công trình bao quanh không gian như mặt phố, bề mặt công trình bao quanh quảng trường; bề mặt nền.

Thiết kế đô thị có 3 dạng sản phẩm[cần dẫn nguồn]: các bản vẽ thiết kế; các quy định, hướng dẫn; các thể chế thực hiện. Các sản phẩm này không thể tách rời trong quá trình thực hiện.


  • Bản vẽ thiết kế đa dạng theo tính chất của các khu vực chức năng trong đô thị, trong các cấp độ từ tổng thể đến chi tiết; từ các đề xuất về cảnh quan tổng thể, phân vùng cảnh quan và không gian lớn đến các giải pháp về tuyến, trục cảnh quan, tổ hợp các không gian nhỏ hơn và các đề xuất liên quan đến các công trình kiến trúc như màu sắc, vật liệu, tầng cao... Hàm lượng về nội dung thiết kế đô thị, việc quan tâm đến các khía cạnh xã hội, tiện nghi trong không gian trong mỗi một loại hình đồ án là không giống nhau.

  • Các quy định, hướng dẫn trong thiết kế đô thị khác nhau về mức độ chặt chẽ, thể chế hóa theo tính chất của từng khu vực, từng đối tượng quản lý.

  • Về thể chế, thiết kế đô thị đưa ra quy định có những điều khoản bắt buộc và những điều khoản khuyến khích thực hiện. Các thể chế đi kèm là những biện pháp cụ thể để đảm bảo cho những điều khoản bắt buộc hoặc khuyến khích đó được thực hịên. Các thể chế nghiêm khắc như phá dỡ công trình nếu vi phạm giấy phép xây dựng là điều khoản bắt buộc phải tuân theo. Các chính sách về thuế, về lệ phí xây dựng …áp dụng cho các điều khoản khuyến khích.

Ví dụ như việc xây dựng nhà cao tầng ở các khu vực không khuyến khích sẽ phải chịu chi phí thuế xây dựng lớn hơn ở các khu vực khuyến khích. Người xây nhà sử dụng màu đậm có thể bị đánh thuế cao hơn so với người sử dụng màu nhạt, sáng là màu khuyến khích sử dụng. Phong cách kiến trúc cũng có thể áp dụng tương tự[cần dẫn nguồn].


Phân biệt với quy hoạch cảnh quan[sửa | sửa mã nguồn]


Cần phân biệt thiết kế đô thị với quy hoạch cảnh quan.

Quy hoạch cảnh quan là việc tạo ra không gian chính đô thị, tức là chỉ thể hiện ở chỉ giới xây dựng và tầng cao trung bình xung quanh của các ô đất; bố cục các mảng thiên nhiên cây xanh, mặt nước, đồi gò trong không gian ấy.

Quy hoạch cảnh quan và thiết kế cảnh quan là hai lĩnh vực chủ yếu của kiến trúc cảnh quan.










Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diêm Đình – Wikipedia tiếng Việt

Diêm Đình chữ Hán giản thể: 盐亭县, Hán Việt: Diêm Đình huyện ) là một huyện thuộc địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1.645 km², dân số năm 2002 là 590.000 người. Diêm Đình được chia thành 14 trấn, 21 hương và 1 hương dân tộc. Trấn: Vân Khê, Phú Dịch, Ngọc Long, Kim Khổng, Lưỡng Hà, Hoàng Điền, Bách Tử, Bát Giác, Hắc Bình, Cao Đăng, Kim Kê, An Gia, Lâm Nông, Cự Long. Hương: Long Tuyền, Chiết Cung, Ma Ương, Phùng Hà, Thạch Ngưu Miếu, Tông Hải, Lưỡng Xoá Hà, Lâm Sơn, Tân Nông, Tam Nguyên, Ngũ Long, Trà Đình, Kim An, Tẩy Trạch, Mao Công, Kiếm Hà, Lai Long, Vĩnh Thái, Hoàng Khê, Cử Khê, Song Bài. Hương dân tộc Hồi Đại Hưng.

Xạ Hồng – Wikipedia tiếng Việt

Tự Cống Tự Lưu Tỉnh  • Đại An  • Cống Tỉnh  • Duyên Than  • Vinh  • Phú Thuận Phàn Chi Hoa Đông Khu  • Tây Khu  • Nhân Hòa  • Mễ Dịch  • Diêm Biên Lô Châu Giang Dương  • Nạp Khê  • Long Mã Đàm  • Lô  • Hợp Giang  • Tự Vĩnh  • Cổ Lận Đức Dương Tinh Dương  • Thập Phương  • Quảng Hán  • Miên Trúc  • La Giang  • Trung Giang Miên Dương Phù Thành  • Du Tiên  • Giang Du  • Tam Đài  • Diêm Đình  • An  • Tử Đồng  • Bình Vũ  • Bắc Xuyên Quảng Nguyên Lợi Châu  • Nguyên Bá  • Triều Thiên  • Vượng Thương  • Thanh Xuyên  • Kiếm Các  • Thương Khê Toại Ninh Thuyền Sơn  • An Cư  • Bồng Khê  • Xạ Hồng  • Đại Anh Nội Giang Thị Trung  • Đông Hưng  • Uy Viễn  • Tư Trung  • Long Xương Lạc Sơn Thị Trung  • Sa Loan  • Ngũ Thông  • Kim Khẩu Hà  • Nga Mi Sơn  • Kiền Vi  • Tỉnh Nghiên  • Giáp Giang  • Mộc Xuyên  • Nga Biên  • Mã Biên Nam Sung Thuận Khánh  • Cao Bình  • Gia Lăng  • Lãng Trung  • Nam Bộ

Đảng phái chính trị – Wikipedia tiếng Việt

Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng ) là tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó. Đảng viên ở Việt Nam [ sửa | sửa mã nguồn ] Ở Việt Nam, từ "Đảng viên" được mặc định hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước đây vào Đảng là yếu tố then chốt của việc vào đư