Chuyển đến nội dung chính

Bohemia – Wikipedia tiếng Việt


Bohemia hay Čechy (tiếng Séc: Čechy; tiếng Đức: Böhmen, tiếng Ba Lan: Czechy) là một khu vực lịch sử nằm tại Trung Âu, chiếm hai phần ba diện tích của nước Cộng hòa Séc ngày nay. Nó có diện tích 52.750 km², chiếm khoảng 6,25 triệu trong tổng số 10,3 triệu dân của Cộng hòa Séc. Cái tên "Bohemia" bắt nguồn từ những cư dân đầu tiên di cư vào vùng này, bộ tộc Boii thuộc tộc người Xentơ. Còn cái tên "Čechy" ám chỉ người Séc, dân tộc định cư trong khu vực này cho đến ngày nay[1]. Nó từng là một quốc gia hùng mạnh thời Trung Cổ với triều đại Přemyslid. Sau đó, vùng đất này được cai trị bởi vương triều Luxembourg. Cuộc chiến tranh tôn giáo Hussite vào thế kỉ 15 đã tàn phá nặng nề Bohemia, rồi sau đó, Sultan Suleiman I xua quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đè bẹp và tiêu diệt quân Tiệp - Hung trong Trận Mohacs vào năm 1526;[2] cuối cùng Bohemia rơi vào sự cai trị của Đế quốc Áo-Hung.

Theo một sứ thần người Thổ Nhĩ Kỳ, xứ Bohemia "thực sự là niềm kiêu hãnh và hạt nhân của nước Áo hùng cường".[3] Dưới triều đại Nữ hoàng Maria Theresia (trị vì: 1740 - 1780), nhân dân Čechy luôn luôn nhiệt huyết sẵn sàng tham chiến trong pháo binh Áo.[4] Trong cuộc chiến tranh Silesia lần thứ nhất (1740 - 1742), vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786) đè bẹp quân Áo trong trận đánh tại Chotusitz (Bohemia) vào năm 1742.[5] Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Čechy đã bị nhà vua Friedrich II Đại Đế tiến đánh vào năm 1757.[6] Ông đánh tan tác quân Áo trong trận đánh tại thành Praha vào ngày 6 tháng 6 năm ấy[7], nhưng chịu tổn thất hết sức nặng nề.[8] Nhưng, ông đại bại trong trận đánh tại Kolín vào ngày 18 tháng 4, và khỏi rút khỏi thành Praha vào ngày 20 tháng 6 năm 1757.[9]

Thế kỉ 20, sau đệ nhị thế chiến vào năm 1918, Bohemia trở thành một phần của Tiệp Khắc rồi đến khi Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong hòa bình" vào năm 1993, Bohemia trở thành một phần của nước Cộng hòa Séc ngày nay. Bohemia là một phần quan trọng của Cộng hòa Séc đồng thời đóng một vai trò đáng kể trong kinh tế, văn hóa, xã hội của Séc. Thủ đô Praha của Cộng hòa Séc là trung tâm kinh tế lớn nhất Bohemia.




  1. ^ Mikulas Teich. Bohemia in History, tr.37

  2. ^ Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660, trang 199

  3. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 94

  4. ^ Christopher Duffy, The army of Maria Theresa: The Armed Forces of Imperial Austria, 1740-1780, trang 11

  5. ^ Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, trang 322

  6. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 111

  7. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 121

  8. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 309

  9. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trnag 131



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diêm Đình – Wikipedia tiếng Việt

Diêm Đình chữ Hán giản thể: 盐亭县, Hán Việt: Diêm Đình huyện ) là một huyện thuộc địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1.645 km², dân số năm 2002 là 590.000 người. Diêm Đình được chia thành 14 trấn, 21 hương và 1 hương dân tộc. Trấn: Vân Khê, Phú Dịch, Ngọc Long, Kim Khổng, Lưỡng Hà, Hoàng Điền, Bách Tử, Bát Giác, Hắc Bình, Cao Đăng, Kim Kê, An Gia, Lâm Nông, Cự Long. Hương: Long Tuyền, Chiết Cung, Ma Ương, Phùng Hà, Thạch Ngưu Miếu, Tông Hải, Lưỡng Xoá Hà, Lâm Sơn, Tân Nông, Tam Nguyên, Ngũ Long, Trà Đình, Kim An, Tẩy Trạch, Mao Công, Kiếm Hà, Lai Long, Vĩnh Thái, Hoàng Khê, Cử Khê, Song Bài. Hương dân tộc Hồi Đại Hưng.

Xạ Hồng – Wikipedia tiếng Việt

Tự Cống Tự Lưu Tỉnh  • Đại An  • Cống Tỉnh  • Duyên Than  • Vinh  • Phú Thuận Phàn Chi Hoa Đông Khu  • Tây Khu  • Nhân Hòa  • Mễ Dịch  • Diêm Biên Lô Châu Giang Dương  • Nạp Khê  • Long Mã Đàm  • Lô  • Hợp Giang  • Tự Vĩnh  • Cổ Lận Đức Dương Tinh Dương  • Thập Phương  • Quảng Hán  • Miên Trúc  • La Giang  • Trung Giang Miên Dương Phù Thành  • Du Tiên  • Giang Du  • Tam Đài  • Diêm Đình  • An  • Tử Đồng  • Bình Vũ  • Bắc Xuyên Quảng Nguyên Lợi Châu  • Nguyên Bá  • Triều Thiên  • Vượng Thương  • Thanh Xuyên  • Kiếm Các  • Thương Khê Toại Ninh Thuyền Sơn  • An Cư  • Bồng Khê  • Xạ Hồng  • Đại Anh Nội Giang Thị Trung  • Đông Hưng  • Uy Viễn  • Tư Trung  • Long Xương Lạc Sơn Thị Trung  • Sa Loan  • Ngũ Thông  • Kim Khẩu Hà  • Nga Mi Sơn  • Kiền Vi  • Tỉnh Nghiên  • Giáp Giang  • Mộc Xuyên  • Nga Biên  • Mã Biên Nam Sung Thuận Khánh  • Cao Bình  • Gia Lăng  • Lãng Trung  • Nam Bộ

Đảng phái chính trị – Wikipedia tiếng Việt

Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng ) là tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó. Đảng viên ở Việt Nam [ sửa | sửa mã nguồn ] Ở Việt Nam, từ "Đảng viên" được mặc định hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước đây vào Đảng là yếu tố then chốt của việc vào đư