Chuyển đến nội dung chính

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việt


Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
National Emblem of the People's Republic of China.svg

Chính trị và chính phủ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa















Xem thêm
   Chính trị Hồng Kông
   Chính trị Ma Cao
   Chính trị Trung Hoa Dân Quốc


Các nước khác

Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hoa phồn thể: 中國共產黨中央政治局常務委員會, Hoa giản thể: 中国共产党中央政治局常务委员会, bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng Zhōngyāng Zhèngzhìjú Chángwù Wěiyuánhuì, Hán Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng Trung ương Chính trị Cục Thường vụ ủy viên hội) hay còn được gọi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban Thường vụ Trung ương Trung Cộng do Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng bầu ra. Các thành viên được gọi chung là lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.





Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định khi Ủy ban Trung ương Đảng không họp, Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện chức năng và quyền hạn của Ủy ban Trung ương.

Ban Thường vụ Bộ Chính trị thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng, chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng, đại diện cho Ủy ban Trung ương và Đảng trong quan hệ đối ngoại. Thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Thành viên Ban Thường vụ nắm tất cả các chức vụ quan trọng và có quyền lực tối cao trong bộ máy lãnh đạo của Trung Quốc. Các thành viên trong Ban Thường vụ được gọi chung là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Độ tuổi cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị tương tự với độ tuổi của Ủy viên Bộ Chính trị không quá 68 tuổi tính từ Đại hội Đảng không có trường hợp ngoại lệ. Quy tắc này còn được biết tới là qi-shang, ba-xia (七上八下; "7 lên, 8 xuống", quy tắc này được áp dụng từ năm 2002). Và các ủy viên ứng cử phải ít nhất 50 tuổi (Ngoại lệ có trường hợp của Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch Đảng Vương Hồng Văn).

Các chức vụ thường xuyên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đều là Tổng Bí thư (kiêm nhiệm Chủ tịch nước từ năm 1993 do Giang Trạch Dân kiêm nhiệm), Thủ tướng, Bí thư Thứ nhất Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Phó Thủ tướng Thứ nhất.

Các chức vụ không thường xuyên là: Chủ tịch nước, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương...

Để trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị các cuộc đấu đá phe nhóm đã xảy ra, điển hình là vụ án Bạc Hy Lai.

Xếp hạng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị được xếp theo chức vụ và quyền lực thực tế nắm giữ. Không giống Bộ Chính trị xếp theo tên.

Trong lịch sử tồn tại, chưa từng xuất hiện một nữ chính trị gia nào xuất hiện trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Hệ thống các nước cộng sản nói chung đều cơ bản có cơ cấu lãnh đạo gồm Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, tại Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan cao hơn Bộ Chính trị tuy nhiên nó hoạt động cũng tương tự Bộ Chính trị ở các nước cộng sản khác còn cơ quan Bộ Chính trị ở Trung Quốc thì hoạt động hạn chế với tần số họp 1 tháng / 1 lần ít thường xuyên hơn Bộ Chính trị ở các quốc gia: Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam, Cu Ba,... Nhìn chung đây là cơ cấu quyền lực mang "màu sắc Trung Hoa" trong mô hình chính quyền Cộng sản.



Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau khi nghỉ hưu thường được gọi là " Lão Thường ủy", tuy đã thôi các chức vụ trong Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Quân ủy, Chính Hiệp nhưng các lãnh đạo này vẫn có sức ảnh hưởng to lớn, vẫn tiếp cận các văn kiện cao cấp, cho ý kiến các vấn đề quan trọng. Đặc biệt họ có thể biểu quyết phân định các tranh chấp trong nội bộ lãnh đạo cao cấp đương nhiệm. Tiêu biểu là vụ phế truất Tổng Bí thư Triệu Tử Dương.

Đại hội đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bầu ra: Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị , Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tổ chức thương lượng phân định các vị trí này là Đoàn Chủ tịch Đại hội, cơ cấu Đoàn này gồm Tổng Bí thư đương nhiệm làm Chủ tịch và các Ủy viên Thường vụ gồm có các: Thường ủy đương nhiệm, Lão Thường ủy các khóa trước (còn sống), các lãnh đạo cấp Đảng và Nhà nước đã nghỉ hưu, các Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, các Ủy viên Ban Bí thư đương nhiệm.

Sau khi Tổng Bí thư Tập Cập Bình lên nắm quyền và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, thanh trừng lão Thường ủy Chu Vĩnh Khang thì cơ chế can dự của tổ chức này lên chính quyền đương nhiệm bị suy giảm nặng nề.



Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại được bầu ngày 25/10/2017 do Ủy ban Trung ương Đảng khóa XIX bầu.

Ủy viên Ban Thường vụ hiện tại thuộc kỳ Đại hội thứ 19 nên thường gọi là Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19.


Đại Hội Đảng lần thứ 19[1][sửa | sửa mã nguồn]
































Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 (2017)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Chức vụ Nhà nước
Phân công
1
Tập Cận BìnhTổng Bí thư
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng Quốc phòng hóa Quân đội Quân Ủy Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đối ngoại Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
2
Lý Khắc CườngỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc vụ viện
Thủ tướng Quốc vụ việnTrưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Huy động Quốc phòng Nhà nước
Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước
Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương
Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
3
Lật Chiến ThưỦy viên Thường vụ Bộ Chính trịỦy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Hong Kong


4
Uông DươngỦy viên Thường vụ Bộ Chính trịChủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc[2]Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tân Cương

Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Tây Tạng

Phó Tổ trưởng Tổ Công tác Điều phối Đài Loan


5
Vương Hỗ NinhỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư (điều hành) Ban Bí thư Trung ương Đảng

Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương .

Trưởng Ban Lãnh đạo Công tác Tư tưởng Trung ương .

Trưởng Ban Công tác Xây dựng Đảng Trung ương .

Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin.

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương


6
Triệu Lạc TếỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trưởng Tiểu Ban Công tác Kiểm tra Trung ương
7
Hàn ChínhỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng thường trực
Chủ nhiệm Ủy ban an toàn thực phẩm Quốc vụ viện

Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước

Ủy viên Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương



Đại hội Đảng lần thứ 18[sửa | sửa mã nguồn]


Xếp theo chức vụ đảm nhiệm
































Đại hội 18 (2012)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Chức vụ Nhà nước
Phân công
1
Tập Cận BìnhTổng Bí thư
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng Quốc phòng hóa Quân đội Quân Ủy Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đối ngoại Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
2
Lý Khắc CườngỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện
Thủ tướng Quốc vụ việnTrưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế cơ cấu Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban Huy động Quốc phòng Nhà nước
Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước
Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương
Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
3
Trương Đức GiangỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ban Cán sự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc
Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội)Trưởng ban Tiểu ban Công tác Điều phối Hồng Kông và Macao Trung ương
Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
4
Du Chính ThanhỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ban Cán sự Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân
Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chủ tịch Chính hiệp)Trưởng ban Công tác Điều phối Tây Tạng Trung ương
Trưởng ban Công tác Điều phối Tân Cương Trung ương
Phó Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Đài Loan Trung ương
5
Lưu Vân SơnỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư (điều hành) Ban Bí thư Trung ương Đảng
Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương

Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Tư tưởng Tuyên truyền Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo xây dựng trong Đảng Trung ương
Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Hoạt động Thực tiễn Giáo dục Dòng tin Quần chúng Trung ương Đảng
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên chế Cơ cấu Trung ương
Phó Trưởng ban Ban lãnh đạo cải cách sâu sắc toàn diện Trung ương
Phó Trưởng ban Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về an ninh Internet và thông tin
6
Vương Kỳ SơnỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ủy ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung ương

Trưởng ban Tiểu ban Công tác Lãnh đạo Tuần hành thị sát Trung ương
7
Trương Cao LệỦy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Quốc Vụ viện
Phó Thủ tướngPhó Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Nhà nước
Phó Trưởng ban Tiểu ban Lãnh đạo Cải cách sâu rộng toàn diện Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Thực phẩm Quốc vụ viện

Lịch sử ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]


Ban Thường vụ Bộ Chính trị được thành lập tháng 7/1928 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6. Từ tháng 1/1934-9/1956 đổi tên thành Ban Bí thư Trung ương. Từ sau Đại hội 8 thì đổi tên thành Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Ban Bí thư vẫn tồn tại nhưng chỉ chịu trách nhiệm xử lý các công việc thường nhật hoặc trong tổ chức.


Cách mạng văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]


Trong thời gian đầu của cuộc cách mạng văn hóa, Ban Thường vụ Bộ Chính trị không hoạt động thường xuyên nữa, nhiều ủy viên chủ chốt bị loại khỏi chức vụ như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Quyền lực thực sự thuộc về nhóm cách mạng văn hóa, theo danh nghĩa báo cáo với Ban Thường vụ Bộ Chính trị nhưng thực tế lại là "trung tâm quyền lực" ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội. Tại Đại hội 9, ủng hộ triệt để Mao Trạch Đông, Trần Bá Đạt và Khang Sinh được bổ sung vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, và Ban Thường vụ tiếp tục hoạt động trở lại nhưng không thường xuyên. Cuối thời kỳ cách mạng văn hóa, nội bộ tranh chấp nhau. Giữa năm 1975-1976, các ủy viên Khang Sinh, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời. Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng. Trong thời gian này nó không trở thành cơ quan hoạch định chính sách hay hành pháp nữa, và chỉ họp trong trường hợp đặc biệt. Sau khi Tứ nhân bang bị bắt trong đó có Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn là 2 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và chỉ còn Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh vẫn đảm nhiệm. Ban Thường vụ được khôi phục lại hoàn toàn sau Đại hội 11.


Sau khi cải cách kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi trở lại quyền lực, một trong những mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là gia tăng quyền lực của đảng và thể chế hóa các cơ quan như Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trong những năm 1980 Ban Thường vụ Bộ Chính trị trở thành cơ quan tối cao của Đảng. Ban Thường vụ được thiết lập theo cơ chế tập trung dân chủ, tức mọi quyết định phải được đồng thuận và biểu quyết theo đa số. Tuy nhiên Ban Thường vụ vẫn chịu ảnh hưởng bởi Ủy ban Cố vấn Trung ương. Đặng Tiểu Bình là người chuyển giao quyền lực giữa 2 tổ chức này và quyền lực không chính thức của ông tác động vào chính trị. Năm 1987 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã thay thế Hồ Diệu Bang bằng Triệu Tử Dương. Năm 1989 Đặng Tiểu Bình và các lão thần cách mạng đã ra lệnh cho quân đội tiến hành giải tán cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn, mặc dù Ban Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý. Triệu Tử Dương đã phản đối cuộc giải tán bằng quân đội, gây rạn nứt với các Ủy viên Thường vụ khác đứng đầu là Thủ tướng Lý Bằng. Kết quả, Triệu Tử Dương và Hồ Khải Lập bị truất quyền và được thay bằng Giang Trạch Dân và Lý Thụy Hoàn.

Nhiệm kỳ 1982 - 1989, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có cư cấu rất tinh giản gọn nhẹ và khoa học, chỉ gồm 5 người tập trung vào 2 cơ quan đầu não Trung ương Đảng và Quốc vụ viện, các chức danh có quyền lực thực tế như: Tổng Bí thư, Thủ tướng, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật, Phó Thủ tướng Thứ nhất. Còn các chức danh mang tính lễ nghi, đại diện cao cấp của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Chính hiệp tuy vẫn giữ ghế trong Bộ Chính trị nhưng không tham gia Ban Thường vụ., tuy vậy vẫn tham gia các cuộc họp quan trọng và chỉ đứng dưới chức Tổng Bí thư nhưng trên các Ủy viên Thường vụ khác.

Kể từ sau Hội nghị lần thứ 4 năm 1989 đây là lần cải tổ cuối cùng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tại Đại hội 14, 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được bầu và không thay đổi cho đến đại hội 15 khi Kiều Thạch và Lưu Hoa Thanh về hưu được thay thế bằng Úy Kiện Hành và Lý Lam Thanh, cho thấy Ban Thường vụ Bộ Chính trị hoạt động ổn định. Hồ Cẩm Đào là Phó Chủ tịch nước, đâu là lần đầu tiên chức vụ Phó Chủ tịch nước là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Tại Đại hội 16 của Đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng tới 9 ủy viên. Theo một số nhà quan sát cho rằng đây là sự sắp xếp cho những người trung thành với Giang Trạch Dân, vấn đề này còn được tranh cãi. Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Bộ Chính trị có thể hiểu là "tập thể lãnh đạo" và "chủ tịch chung", trong số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân là ủy viên không có chức danh cụ thể được xác định (mặc dù phụ trách công tác lý luận Tư tưởng). Sự mở rộng cơ cấu này được Cựu Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân gọi là " Cửu Vị Phân Quyền" , 9 người mỗi người nắm 1 mảng , tuy Tổng Bí thư lãnh đạo toàn cục nhưng quyền lực bị hạn chế rất nhiều, cơ cấu này tồn tại ổn định trong suốt khóa 16 và 17. Trong niên khóa 2002-2007 của đại hội 16 có một sự việc là Phó Thủ tướng thứ nhất Hoàng Cúc - một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã từ trần năm 2006 khiến 9 ghế lãnh đạo chỉ còn 8, để lại một khoảng trống quyền lực nhất định .

Đại hội 18 Ban Thường vụ giảm xuống còn 7 ủy viên. Bí thư Ủy ban chính pháp Trung ương và Phó Chủ tịch nước không được đưa vào Ban Thường vụ. Các chức vụ Bí thư điều hành và chức vụ tuyên truyền hợp nhất và do Lưu Vân Sơn đảm nhiệm



Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5[sửa | sửa mã nguồn]


Hội nghị toàn thể thứ nhất (5/1927):


Trần Độc Tú, Trương Quốc Đảo, Thái Hòa Sâm

Hội nghị Cục Chính trị mở rộng khóa 5[sửa | sửa mã nguồn]


Hội nghị Cục Chính trị lâm thời: Trương Quốc Đảo, Lý Duy Hán, Chu Ân Lai, Lý Lập Tam, Trương Thái Lôi.

Ngày 9/8/1927 Hội nghị thứ 1 Cục Chính trị Trung ương lâm thời: Cù Thu Bạch, Lý Duy Hán, Tô Triệu Chỉnh.

Tháng 11/1927 Hội nghị Cục Chính trị mở rộng lâm thời: Cù Thu Bạch, Lý Duy Hán, Tô Triêu Chinh, Chu Ân Lai, La Diệc Nông.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 6[sửa | sửa mã nguồn]


Hội nghị Trung ương lần thứ 1 (7/1928)[sửa | sửa mã nguồn]














































Hội nghị Trung ương lần thứ 1 khóa 6 (7/1928)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Hướng Trung PhátChủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2
Chu Ân LaiBí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3
Tô Triệu ChinhBí thư Công ỦyMất năm 1929
4
Hạng AnhBí thư Tỉnh ủy Giang Tô Trung Cộng
Phó Ủy viên trưởng Tổng Công hội toàn quốc
Năm 1929 Ủy viên trưởng Tổng Công hội toàn quốc kiêm Bí thư Đảng đoàn Trung Cộng
5
Thái Hòa Sâm
cắt chức tháng 11/1928
Ủy viên Dự khuyết
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Lý Lập TamBí thư Nông Ủy
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hành động Trung ương (6/8/1930)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Hướng Trung PhátChủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2
Lý Lập TamBí thư Nông Ủy
3
Chu Ân LaiBí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
4
Cù Thu Bạch

5
Từ Tích CănBí thư Thị ủy Thượng Hải
6
Cố Thuận Chương

7
Viên Bỉnh Huy

Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (9/1930)[sửa | sửa mã nguồn]













Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 6 (24-28/9/1930)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Hướng Trung PhátChủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2
Chu Ân LaiBí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3
Cù Thu Bạch

Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1/1931)[sửa | sửa mã nguồn]




































Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa 6 (1/1931)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Hướng Trung PhátChủ tịch Trung ương kiêm Bộ Chính trị
2
Chu Ân LaiBí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3
Trương Quốc Đảo

4
Trần Thiệu Vũ

Hướng Trung Phát bị cắt chức (6/1931)
1
Lô Phúc ThảnBí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Trung Cộng kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
2
Chu Ân LaiBí thư trưởng kiêm Trưởng Cơ quan Tổ chức
3
Lưu Thiếu KỳBí thư Tỉnh ủy Mãn Châu Trung Cộng
4
Trương Văn ThiênTrưởng ban Tuyên truyền Trung ương Trung Cộng
Từ tháng 9/1931
1
Bác CổBí thư Trung ương Đoàn Thanh niên chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc
2
Trương Văn ThiênTrưởng ban Tuyên truyền Trung ương Trung Cộng
3
Lô Phúc ThảnBí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Trung Cộng kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hà NamThêm chức vụ Ủy viên chấp hành chính phủ trung ương lâm thời Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (1/1934)[sửa | sửa mã nguồn]















































Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa 6 (1/1934)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Bác CổTổng Bí thư Ủy ban Trung ương
2
Trương Văn ThiênChủ tịch Ủy ban Nhân dân Chính phủ Trung ương Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa
3
Chu Ân LaiTổng Chính ủy Hồng quân Công nông Trung Quốc
Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng Trung ương
Chính ủy phương diện quân thứ nhất

4
Hạng AnhPhó Chủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ương Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng Trung ương (1/1935)
1
Trương Văn ThiênTổng Bí thư Ủy ban Trung ương
2
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ương lâm thời Cộng hòa Xô viết Trung Hoa
3
Chu Ân LaiTổng Chính ủy Hồng quân công nông kiêm Tổng Chính ủy phương diện thứ 1 Hồng quân, Phó Chủ tịch Quân ủy cách mạng Trung ương
4
Bác CổChủ tịch Ban sự vụ Tây Bắc Xô viết Trung Hoa
5
Vương Giá TườngPhó Chủ tịch Ủy ban Quân sự cách mạng
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương (12/1937)
1
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2
Vương MinhBí thư Cục Trường Giang Trung ương Trung Cộng
3
Trương Văn ThiênTổng Bí thư Ủy ban Trung ương
4
Trần VânTrưởng ban Tổ chức Trung ương Trung Cộng
5
Khang SinhHiệu trưởng trường Đảng Trung ương Trung Cộng

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (9/1938)[sửa | sửa mã nguồn]
































Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa 6 (9-11/1938)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2
Trương Văn ThiênTổng Bí thư Ủy ban Trung ương
3
Trần VânBí thư Ủy ban Công tác Thanh niên Trung ương Trung Cộng
4
Khang SinhHiệu trưởng trường Đảng Trung ương Trung Cộng
5
Vương MinhTrưởng ban Mặt trận Trung ương Trung Cộng
6
Nhậm Bật ThờiBí thư Ban Công tác, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Thanh niên, Ủy ban Phụ nữbổ sung tháng 7/1940
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương (20/3/1943)
1
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
2
Lưu Thiếu KỳPhó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
3
Nhậm Bật ThờiTổng thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ương

Hội nghị Trung ương lần thứ 7[sửa | sửa mã nguồn]

















Đoàn Chủ tịch Trung ương lần thứ 7 khóa 6
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ươngChủ tịch Đoàn Chủ tịch
2
Lưu Thiếu KỳPhó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
3
Chu Ân LaiPhó Chủ tịch Ủy ban cách mạng quân sự Trung ương
4
Nhậm Bật ThờiTổng thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ương

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7[sửa | sửa mã nguồn]























Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 7 (1945)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng
Ghi chú khác
1
Mao Trạch ĐôngChủ tịch Đảng
2
Chu ĐứcBí thư Ban Bí thư,Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân,Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân,Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
3
Lưu Thiếu KỳBí thư Ban Bí thư,Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân
4
Chu Ân LaiBí thư Ban Bí thư,Thủ tướng Chính phủ Nhân dân,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
5
Nhậm Bật ThờiTổng Thư ký Trung ương Bộ Chính trị Trung ươngMất tháng 10 năm 1950
6
Trần VânPhó Thủ tướng Chính phủ Nhân dânBầu thêm sau Hội nghị Trung ương 3 tháng 6 năm 1950

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 8[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 10[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11[sửa | sửa mã nguồn]


























































































Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 (1977)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Hoa Quốc PhongChủ tịch Đảng,Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Thủ tướng Quốc vụ viện

2
Diệp Kiếm AnhChủ tịch nước,Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương||


3
Đặng Tiểu BìnhPhó Chủ tịch Đảng,Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc
Phó Thủ tướng,Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

4
Uông Đông HưngPhó Chủ tịch Đảng
5
Lý Tiên NiệmPhó Chủ tịch Đảng
Hội nghị Trung ương 3 (18-22/12/1978)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Hoa Quốc PhongChủ tịch Đảng,Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Thủ tướng Quốc vụ viện

2
Diệp Kiếm AnhChủ tịch nước,Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương

3
Đặng Tiểu BìnhPhó Chủ tịch Đảng,Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc
Phó Thủ tướng,Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

4
Uông Đông HưngPhó Chủ tịch Đảng
5
Lý Tiên NiệmPhó Chủ tịch Đảng
6
Trần VânPhó Chủ tịch Đảng
Hội nghị Trung ương 5 (23-29/2/1980)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Hoa Quốc PhongChủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Thủ tướng Quốc vụ viện

2
Diệp Kiếm AnhChủ tịch nước, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương

3
Đặng Tiểu BìnhPhó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc
Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc

4
Uông Đông HưngPhó Chủ tịch Đảng
5
Lý Tiên NiệmPhó Chủ tịch Đảng
6
Trần VânPhó Chủ tịch Đảng
7
Hồ Diệu BangTổng Bí thư Ban Bí thư Trung ương
8
Triệu Tử DươngPhó Chủ tịch Chính Hiệp
Hội nghị Trung ương 6 (tháng 6 năm 1981)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Hồ Diệu BangChủ tịch Đảng
Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng
Tổng Bí thư Ban Bí thư Trung ương

2
Diệp Kiếm AnhChủ tịch Quốc hội (1978-1983), Phó Chủ tịch Quân ủy
3
Đặng Tiểu BìnhChủ tịch Quân ủy Trung ương
Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc
Phó Thủ tướng
4
Triệu Tử DươngThủ tướng Quốc vụ viện
5
Lý Tiên NiệmPhó Chủ tịch Đảng
6
Trần VânPhó Chủ tịch Đảng
Bí thư thứ nhất Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương

7
Hoa Quốc PhongPhó Chủ tịch Đảng

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13[sửa | sửa mã nguồn]








































Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13 (1987)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Triệu Tử DươngTổng Bí thư (1987-1989)Bị truất năm 1989 thay bằng Giang Trạch Dân
2
Lý BằngPhó Thủ tướng (1983-1987); Quyền Thủ tướng (1987-1988); Thủ tướng (1988-1998)
3
Kiều ThạchBí thư Ủy ban Kiểm tra Trung ương (1987-1992), Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương
4
Hồ Khải LậpBí thư Ban Bí thưBị truất năm 1989, thay bằng Tống Bình
5
Diêu Y LâmPhó Thủ tướng Thứ nhất
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa 13 (23-24/6/1989)
Thứ tự
Tên
Chức vụ Đảng và Nhà nước
Ghi chú khác
1
Giang Trạch DânTổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
2
Lý BằngThủ tướng Quốc vụ viện
3
Kiều ThạchBí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
4
Diêu Y LâmPhó Thủ tướng
5
Tống BìnhTrưởng ban Tổ chức Trung ương
6
Lý Thụy HoànBí thư Thị ủy kiêm Thị trưởng Chính phủ Nhân dân Thiên Tân

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16[sửa | sửa mã nguồn]


Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17[sửa | sửa mã nguồn]










Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diêm Đình – Wikipedia tiếng Việt

Diêm Đình chữ Hán giản thể: 盐亭县, Hán Việt: Diêm Đình huyện ) là một huyện thuộc địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1.645 km², dân số năm 2002 là 590.000 người. Diêm Đình được chia thành 14 trấn, 21 hương và 1 hương dân tộc. Trấn: Vân Khê, Phú Dịch, Ngọc Long, Kim Khổng, Lưỡng Hà, Hoàng Điền, Bách Tử, Bát Giác, Hắc Bình, Cao Đăng, Kim Kê, An Gia, Lâm Nông, Cự Long. Hương: Long Tuyền, Chiết Cung, Ma Ương, Phùng Hà, Thạch Ngưu Miếu, Tông Hải, Lưỡng Xoá Hà, Lâm Sơn, Tân Nông, Tam Nguyên, Ngũ Long, Trà Đình, Kim An, Tẩy Trạch, Mao Công, Kiếm Hà, Lai Long, Vĩnh Thái, Hoàng Khê, Cử Khê, Song Bài. Hương dân tộc Hồi Đại Hưng.

Xạ Hồng – Wikipedia tiếng Việt

Tự Cống Tự Lưu Tỉnh  • Đại An  • Cống Tỉnh  • Duyên Than  • Vinh  • Phú Thuận Phàn Chi Hoa Đông Khu  • Tây Khu  • Nhân Hòa  • Mễ Dịch  • Diêm Biên Lô Châu Giang Dương  • Nạp Khê  • Long Mã Đàm  • Lô  • Hợp Giang  • Tự Vĩnh  • Cổ Lận Đức Dương Tinh Dương  • Thập Phương  • Quảng Hán  • Miên Trúc  • La Giang  • Trung Giang Miên Dương Phù Thành  • Du Tiên  • Giang Du  • Tam Đài  • Diêm Đình  • An  • Tử Đồng  • Bình Vũ  • Bắc Xuyên Quảng Nguyên Lợi Châu  • Nguyên Bá  • Triều Thiên  • Vượng Thương  • Thanh Xuyên  • Kiếm Các  • Thương Khê Toại Ninh Thuyền Sơn  • An Cư  • Bồng Khê  • Xạ Hồng  • Đại Anh Nội Giang Thị Trung  • Đông Hưng  • Uy Viễn  • Tư Trung  • Long Xương Lạc Sơn Thị Trung  • Sa Loan  • Ngũ Thông  • Kim Khẩu Hà  • Nga Mi Sơn  • Kiền Vi  • Tỉnh Nghiên  • Giáp Giang  • Mộc Xuyên  • Nga Biên  • Mã Biên Nam Sung Thuận Khánh  • Cao Bình  • Gia Lăng  • Lãng Trung  • Nam Bộ

Đảng phái chính trị – Wikipedia tiếng Việt

Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng ) là tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó. Đảng viên ở Việt Nam [ sửa | sửa mã nguồn ] Ở Việt Nam, từ "Đảng viên" được mặc định hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước đây vào Đảng là yếu tố then chốt của việc vào đư