Chuyển đến nội dung chính

Quốc kỳ Armenia – Wikipedia tiếng Việt


Quốc kỳ Armenia (tiếng Armenia: Հայաստանի դրոշ) gồm có ba dải nằm ngang với chiều rộng bằng nhau, dải màu đỏ ở trên cùng, dải màu lam ở giữa, và dải màu cam (hay màu mơ) ở dưới cùng. Xô viết Tối cao Armenia thông qua quốc kỳ hiện nay vào ngày 24 tháng 8 năm 1990. Ngày 15 tháng 6 năm 2006, Luật Quốc kỳ được Quốc hội Armenia thông qua.

Trong suốt chiều dài lịch sử, quốc kỳ Armenia có nhiều biến đổi. Thời cổ đại, các Triều đại Armenia được đại diện bằng các biểu tượng thú vật khác nhau trên hiệu kỳ của họ.[1] Trong thế kỷ 20, nhiều hiệu kỳ Xô viết khác nhau đại diện cho quốc gia Armenia.





Năm 2012, Viện quốc gia Armenia về tiêu chuẩn (SARM) ban hành các chi tiết kỹ thuật đối với việc dựng hình và màu sắc trên quốc kỳ.:[2]

















Mô hình
Đỏ
Lam
Cam
Pantone
485
286
1235
CMYK
0-100-100-0
100-80-0-0
0-35-100-0
RGB
217-0-18
0-51-160
242-168-0
HTML
#D90012
#0033A0
#F2A800

Ý nghĩa của các màu trên quốc kỳ Armenia được giải thích theo nhiều cách khác nhau, như màu đỏ tượng trưng cho máu của 1,5 triệu người Armenia, màu lam là bầu trời trong của Armenia, và màu cam đại diện cho dũng khí của quốc gia.[3]

Hiến pháp nước Cộng hòa Armenia định nghĩa chính thức về các màu là:


Màu đỏ tượng trưng cho Cao địa Armenia, cuộc đấu tranh liên tục của người Armenia để sinh tồn, duy trì đức tin Cơ Đốc giáo, nền độc lập và tự do của Armenia. Màu lam tượng trưng cho nguyện vọng của nhân dân Armenia muốn sống dưới bầu trời hòa bình. Màu cam tượng trưng cho tài sáng tạo và bản tính chăm chỉ của nhân dânArmenia.[4]

Trong thời cổ đại, các đội quân ra ngoài chiến trận sau các cột được trạm khắc. Các hình trạm khắc có thể tượng trưng cho một con rồng, một con đại bàng, một con sử tử hay "một số khách thể thần bí của các thần."[1] Cùng với việc Cơ Đốc giáo lan đến, quốc gia Armenia chấp nhận nhiều hiệu kỳ khác nhau để đại diện cho các Triều đại khác nhau, như quốc kỳ của Triều đại Artaxias gồm có một tấm vải đỏ ở trên thể hiện hai con đại bàng nhìn vào nhau, bị một hoa tách biệt.

Sau khi Armenia bị phân ly giữa các đế quốc Ba Tư và Ottoman, ý tưởng về một quốc kỳ Armenia ngừng tồn tại trong một số thời gian. Linh mục Thiên Chúa giáo Armmenia Ghevont Alishan tạo ra một quốc kỳ mới cho người Armenia vào năm 1885, sau khi Hiệp hội Sinh viên Armenia tại Paris thỉnh cầu có một quốc kỳ để sử dụng trong tang lễ của nhà văn Pháp Victor Hugo. Thiết kế đầu tiên của Alishan rất tương đồng với quốc kỳ hiện nay của Armenia: một cờ tam tài ngang. Tuy nhiên, nó trông giống biến thể đảo nghịch của quốc kỳ Bulgaria hiện nay hơn. Dải trên cùng là màu đỏ, tiếp đến là một dải màu lục, và dưới cùng là một dải màu trắng.[1] Trong khi ở tại Pháp, Alishan cũng thiết kế một quốc kỳ thứ nhì, và nay được gọi là "Quốc kỳ Armenia dân tộc chủ nghĩa." Quốc kỳ này cũng có ba màu, song theo chiều dọc tương tự như quốc kỳ Pháp. Ba màu trên thiết kế từ trái sang phải là đỏ, lục, và lam, tượng trưng cho cầu vồng mà Nô-ê thấy sau khi lên núi Ararat.[1]

Năm 1828, Armenia thuộc Ba Tư bị Đế quốc Nga sáp nhập sau Chiến tranh Nga-Ba Tư lần cuối cùng, trở thành Armenia thuộc Nga. Khi Đế quốc Nga sụp đổ, Armenia thuộc Nga tuyên bố độc lập và gia nhập Cộng hòa Dân chủ Liên bang Zakavkaz đoản mệnh. Một số sử gia cho rằng quốc kỳ Liên bang là cờ tam tài vàng, đen, và đỏ nằm ngang, tương tự như quốc kỳ Đức.[5]

Sau khi tuyên bố độc lập, Đệ nhất Cộng hòa Armenia thông qua quốc kỳ tam tài Armenia. Khi Stepan Malkhasyants xuất hiện trong Quốc hội Armenia,[6] chính phủ Armenia độc lập lựa chọn các màu được sử dụng trong hậu kỳ của Triều đại Rubenid là đỏ, lam, và vàng. Một nguyên mẫu ban đầu là một cờ cầu vồng, song cuối cùng bị bác bỏ. Họ chọn cách thay thế màu vàng bằng màu cam do kết hợp tốt hơn với hai màu kia.[1] Quốc kỳ Armenia độc lập khi đó có tỷ lệ 2:3, song vào ngày 24 tháng 8 năm 1990, khi Xô viết Tối cao Armenia chấp nhận nó làm quốc kỳ của Cộng hòa Armenia, tỷ lệ được đổi thành 1:2.[7]

Ngày 29 tháng 11 năm 1920, những người Bolshevik thành lập CHXHCNXV Armenia, Đại hội Xô viết Armenia lần đầu tiên thông qua một quốc kỳ mới vào ngày 2 tháng 2 năm 1922.[8] Đến ngày 12 tháng 3 thì CHXHCNXV Armenia, CHXHCNXV Gruzia và CHXHCNXV Azerbaijan hợp nhất thành CHXHCNXVLB Ngoại Kavkaz. Đến 30 tháng 12 năm 1922, CHXHCNXVLB Ngoại Kavkaz trở thành một trong bốn nước cộng hòa hợp nhất thành Liên Xô. Quốc kỳ CHXHCNXVLB Ngoại Kavkaz có biểu tượng búa liềm trong một sao cùng cụm từ viết tắt tên Liên bang là "ЗСФСР" bằng chữ cái Nga.[8] Đến năm 1936, CHXHCNXVLB Ngoại Kavkaz giải thể.


FIAV historical.svgQuốc kỳ Armenia 1952–1990

Với vị thế một nước cộng hòa thuộc Liên Xô, CHXHCNXV Armenia có quốc kỳ đầu tiên vào năm 1936. Quốc kỳ này rất tương đồng với quốc kỳ Liên Xô, có nền đỏ và có một biểu tượng búa liềm bàng tại góc. Bên dưới là dòng chữ viết tắt "ՀԽՍՀ" trong tiếng Tây Armenia. Đến thập niên 1940, quốc kỳ chuyển sang sử dụng tiếng Đông Armenia, cụm từ viết tắt được đổi thành "ՀՍՍՌ". Năm 1952, quốc kỳ mới được thông qua, những chứ viết tắt được loại bỏ hoàn toàn, trong khi một dải màu lam được thêm vào.

Cuối tháng 5 năm 1988, trong bối cảnh căng thẳng sắc tộc gia tăng, lãnh đạo Cộng sản mới của Armenia chấp thuận cho cờ tam tài Armenia vốn bị cấm được tung bay tại Yerevan lần đầu tiên trong 60 năm.[9] Một năm sau đó, sau khi trong một cuộc tuần hành đại chúng về vấn đề Nagorno-Karabakh xuất hiện các cờ tam tài, nhà lãnh đạo thúc giục chính thức công nhận nó.[10] Quốc kỳ tam tài được công nhận vào ngày 24 tháng 8 năm 1990, một ngày sau khi Xô viết Tối cao Armenia tuyên bố chủ quyền của nước cộng hòa đổi quốc hiệu thành nước Cộng hòa Armenia.



Luật Quốc kỳ năm 2006 của Armenia ghi rằng quốc kỳ được treo trên các tòa nhà sau đây:


  • Dinh Tổng thống

  • Nghị viện

  • Chính phủ

  • Tòa án Hiến pháp

  • Văn phòng Công tố

  • Ngân hàng Trung ương Armenia

  • Các tòa nhà chính phủ khác

Luật yêu cầu hạ quốc kỳ xuống trung điểm của cột cờ trong những ngày để tang hoặc trong lễ tang. Một dải băng đen cần được đặt trên đỉnh của quốc kỳ, chiều dài của dải băng cần phải bằng với chiều dài của quốc kỳ. Quốc kỳ được thượng phải toàn vẹn, sạch sẽ, và không phai màu; phần phía dưới của quốc kỳ cách mặt đất ít nhất là 2,5 m.[11]

Ngày 15 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc kỳ Armenia, do đây là ngày thông qua luật Quốc kỳ.[12] Ngày cờ tam tài Armenia được tổ chức lần đầu tiên vào 15 tháng 6 năm 2010 tại Yerevan.[13]

Việc trưng quốc kỳ Armenia hàng ngày được khuyến khích, song về pháp luật chỉ yêu cầu trưng quốc kỳ trong những ngày sau:[14][15]


  • 1 tháng 1, 2 tháng 2 – Tết Năm mới

  • 6 tháng 1 – Giáng sinh (Thiên Chúa giáo Armenia)

  • 8 tháng 3 – Ngày Quốc tế phụ ngữ

  • 7 tháng 4 – Ngày Tình mẹ và Sắc đẹp

  • 1 tháng 5 – Ngày Đoàn kết lao động quốc tế

  • 9 tháng 5 – Ngày Chiến thắng và Hòa bình

  • 28 tháng 5 – Ngày Đệ nhất Cộng hòa Armenia, 1918

  • 5 tháng 7 – Ngày Hiến pháp, 1995

  • 21 tháng 9 – Ngày Độc lập, 1991

  • 7 tháng 12 – Ngày Kỉ niệm động đất Spitak, 1988


  1. ^ a ă â b c “The Evolution of the Armenian Flag”. Armenianheritage.com. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2007. 

  2. ^ “HST 50-2012 - General Specifications of the Republic of Armenia flag (AM)” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011. 

  3. ^ “Armenia”. Vexilla Mundi. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2007. 

  4. ^ “General Information: section the Flag”. Chính phủ Cộng hòa Armenia. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2010. 

  5. ^ “Закавказская Федерация (Cộng hòa Dân chủ Liên bang Zakavkaz)” (bằng tiếng Nga). Trung tâm Nga về of Kì xí học and Heraldry. Ngày 30 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2006. 

  6. ^ “Республика Армения (Cộng hòa Armenia)” (bằng tiếng Nga). Trung tâm Nga về Kì xí học và Huy hiệu. Ngày 28 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2006. 

  7. ^ “Armenia: First Republic (1918–1921)”. Flags of the World. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2007. 

  8. ^ a ă “Cоветская Армения (Armenia Xô viết)” (bằng tiếng Nga). Trung tâm Nga về Kì xí học và Huy hiệu. Ngày 14 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2007.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ArmSSR” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác

  9. ^ De Waal, Thomas. Black Garden: Armenia and Azerbaijan Through Peace and War, pp. 60-1. NYU Press, 2003, ISBN 0-8147-1945-7.

  10. ^ King, Sarah Sanderson and Cushman, Donald P. Political Communication: Engineering Visions of Order in the Socialist World, p. 102. SUNY Press, 1992, ISBN 0-7914-1201-6.

  11. ^ “Luật của nước Cộng hòa Armenia về quốc kỳ” (bằng tiếng Armenia). Hệ thống thông tin pháp lý Armenia. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2008. 

  12. ^ “Demotix news: State Flag Day celebrations in Armenia”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2010. 

  13. ^ “Yerevan Report: Armenian Flag Day Marked on June 15”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010. 

  14. ^ “Flag Days Of The World”. Flags of the World. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2006. 

  15. ^ “About Armenia”. Permanent Mission of Armenia to the United Nations. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2006. 





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diêm Đình – Wikipedia tiếng Việt

Diêm Đình chữ Hán giản thể: 盐亭县, Hán Việt: Diêm Đình huyện ) là một huyện thuộc địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1.645 km², dân số năm 2002 là 590.000 người. Diêm Đình được chia thành 14 trấn, 21 hương và 1 hương dân tộc. Trấn: Vân Khê, Phú Dịch, Ngọc Long, Kim Khổng, Lưỡng Hà, Hoàng Điền, Bách Tử, Bát Giác, Hắc Bình, Cao Đăng, Kim Kê, An Gia, Lâm Nông, Cự Long. Hương: Long Tuyền, Chiết Cung, Ma Ương, Phùng Hà, Thạch Ngưu Miếu, Tông Hải, Lưỡng Xoá Hà, Lâm Sơn, Tân Nông, Tam Nguyên, Ngũ Long, Trà Đình, Kim An, Tẩy Trạch, Mao Công, Kiếm Hà, Lai Long, Vĩnh Thái, Hoàng Khê, Cử Khê, Song Bài. Hương dân tộc Hồi Đại Hưng.

Xạ Hồng – Wikipedia tiếng Việt

Tự Cống Tự Lưu Tỉnh  • Đại An  • Cống Tỉnh  • Duyên Than  • Vinh  • Phú Thuận Phàn Chi Hoa Đông Khu  • Tây Khu  • Nhân Hòa  • Mễ Dịch  • Diêm Biên Lô Châu Giang Dương  • Nạp Khê  • Long Mã Đàm  • Lô  • Hợp Giang  • Tự Vĩnh  • Cổ Lận Đức Dương Tinh Dương  • Thập Phương  • Quảng Hán  • Miên Trúc  • La Giang  • Trung Giang Miên Dương Phù Thành  • Du Tiên  • Giang Du  • Tam Đài  • Diêm Đình  • An  • Tử Đồng  • Bình Vũ  • Bắc Xuyên Quảng Nguyên Lợi Châu  • Nguyên Bá  • Triều Thiên  • Vượng Thương  • Thanh Xuyên  • Kiếm Các  • Thương Khê Toại Ninh Thuyền Sơn  • An Cư  • Bồng Khê  • Xạ Hồng  • Đại Anh Nội Giang Thị Trung  • Đông Hưng  • Uy Viễn  • Tư Trung  • Long Xương Lạc Sơn Thị Trung  • Sa Loan  • Ngũ Thông  • Kim Khẩu Hà  • Nga Mi Sơn  • Kiền Vi  • Tỉnh Nghiên  • Giáp Giang  • Mộc Xuyên  • Nga Biên  • Mã Biên Nam Sung Thuận Khánh  • Cao Bình  • Gia Lăng  • Lãng Trung  • Nam Bộ

Đảng phái chính trị – Wikipedia tiếng Việt

Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng ) là tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó. Đảng viên ở Việt Nam [ sửa | sửa mã nguồn ] Ở Việt Nam, từ "Đảng viên" được mặc định hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước đây vào Đảng là yếu tố then chốt của việc vào đư